Trong thông số kỹ thuật của các sản phẩm mỡ bôi trơn chịu tải nặng đều có các số đo về tải trọng hàn dính 4 bi (4 Ball Weld Load) – ASTM D 2596 và đường kính vết mài mòn 4 bi (4 Ball Wear Scar) – ASTM D 2266. Các thông số này rất quan trọng giúp người sử dụng có thể chọn được sản phẩm mỡ bôi trơn phù hợp cho mức tải trọng của ứng dụng.
Để giúp quý khách hàng có thể lựa chọn được loại mỡ bôi trơn phù hợp với máy móc, Kinglube sẽ phân tích chi tiết các phương pháp này, hãy theo dõi nhé!
1. Tải trọng hàn dính 4 bi – 4 Ball Weld Load – phương pháp ASTM D 2596
Phép đo đặc tính chịu cực áp của mỡ bôi trơn bằng phương pháp 4 bi được chỉ định theo tiêu chuẩn ASTM D 2596. Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu tải của mỡ bôi trơn trong các ứng dụng chịu tải cao.
Máy đo 4 Ball EP hoạt động theo chuyển động trượt hoặc lăn. Một viên bi thép không gỉ quay trên ba viên bi không gỉ, tất cả đều được phủ hoàn toàn bằng một chất bôi trơn
, được giữ cố định dưới dạng một cái nôi.
Máy đo 4 Ball EP
Khả năng hoạt động của mỡ bôi trơn trong điều kiện áp suất khắc nghiệt được xác định bởi tải trọng mài mòn qua 3 số đo. Số đo đầu tiên, tải trọng không kẹt, là tải trọng cao nhất áp dụng được khi màng bôi trơn vẫn còn giữa 4 viên bi. Sau đó, tải trọng được tăng lên cho đến khi màng bôi trơn không còn tồn tại và có sự tiếp xúc giữa kim loại với kim loại và đây là số đo thứ 2, vùng kẹt dính. Cuối cùng tải được tăng lên cho đến khi xảy ra sự cố 4 viên bi bị hàn dính với nhau, và đây là số đo cuối cùng.
Sự hàn dính bi có thể được phát hiện nếu nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây:
- Thiết bị đo ma sát trải qua một chuyển động ngang mạnh
- Tăng độ ồn của động cơ
- Xuất hiện khói trong nồi chứa bi
- Sự hạ xuống đột ngột của tay đòn đặt tải
- Một vết xước trung bình trên 4mm trên viên bi được ghi nhận
Bằng cách sử dụng các giá trị của các thông số này, chỉ số tải trọng có thể được tính toán, cung cấp một giá trị số để so sánh khả năng ngăn ngừa mài mòn của mỡ bôi trơn khi có tải trọng tác dụng. Dựa trên giá trị này, người ta có thể xây dựng công thức mỡ bôi trơn với các mức đặc tính cực áp khác nhau.
2. Thử nghiệm đường kính vết mòn 4 bi – 4 Ball Wear Scar – ASTM D 2266
Đặc tính vết mòn và hệ số ma sát của mỡ bôi trơn cũng có thể được xác định bằng thử nghiệm 4 Ball Wear Scar.
Mục đích của thử nghiệm này là để xác định các đặc tính ngăn ngừa mài mòn của chất bôi trơn.
Trong thử nghiệm mài mòn 4 bi, một viên bi thép được quay trên ba viên bi thép tĩnh được bôi trơn dưới tải trọng 40 kg, tốc độ 1200 vòng/phút, nhiệt độ 75oC và trong 60 phút, theo tiêu chuẩn ASTM D 2266 (đối với mỡ bò) hoặc ASTM D 4172 (đối với dầu nhớt).
Chất bôi trơn chống mài mòn càng tốt thì vết xước mài mòn sẽ càng nhỏ trên ba viên bi tĩnh. Khi kết thúc thử nghiệm, ba vết xước mòn được đo và tính toán mức xước trung bình. Hệ số ma sát cũng được đo trong suốt thời gian thử nghiệm 60 phút với giá trị trung bình được báo cáo vào cuối thử nghiệm.
Dữ liệu về các thông số 4 bi rất hữu ích để phân biệt các loại mỡ bôi trơn có các mức độ khác nhau về khả năng chịu tải, chống mài mòn và giảm ma sát. Mặc dù những kết quả này không nhất thiết phải tương quan với các ứng dụng trong thực tế, nhưng hai phương pháp này đã trở thành tiêu chuẩn công nghiệp trong việc so sánh các tính năng chịu cực áp, chống mài mòn và ma sát.
3. Sản phẩm mỡ bôi trơn đã được thử nghiệm khả năng chịu tải và chống mài mòn của mỡ bôi trơn bằng phương pháp 4 bi
Ở đây, Kinglube muốn giới thiệu đến quý khách hàng sản phẩm mỡ bôi trơn SINOGREASE EP3 được phân phối bởi Công Ty CP Dầu Nhớt Và Hóa Chất Miền Nam (Miennampetro), sản phẩm đã được thử nghiệm khả năng chịu tải và chống mài mòn của mỡ bôi trơn bằng phương pháp 4 bi.
- Với các đặc tính nổi trội là mỡ bò Lithium cao cấp cùng với các hệ phụ gia cực áp đặc dụng, chống gỉ, chống oxy hoá mang lại hiệu suất tối ưu cho các thiết bị chịu tải trọng cao.
- Được ứng dụng trong ngành ô tô và công nghiệp.
SINOGREASE EP3 là mỡ bò Lithium đã được thử nghiệm khả năng chịu tải và chống mài mòn của mỡ bôi trơn bằng phương pháp 4 bi.
Đặc tính
- Với phụ gia cực áp đặc dụng giúp bôi trơn dễ dàng, chống kẹt xước, chống mài mòn cho các chi tiết làm việc chịu tải nặng.
- Khả năng chịu nước tốt.
- Tính bền nhiệt và bền oxy hoá tuyệt hảo giúp kéo dài thời gian sử dụng mỡ.
- Chống gỉ, bảo vệ các bề mặt kim loại.
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Mỡ bò chịu cực áp đáp ứng tiêu chuẩn NLGI 3.
Ngoài ra, còn có các loại mỡ khác đã được thử nghiệm khả năng chịu tải và chống mài mòn của mỡ bôi trơn bằng phương pháp 4 bi như:
– SINOGREASE ALUMINUM COMPLEX EP 3 là mỡ bò chịu cực áp và chịu nhiệt gốc nhôm phức hợp hảo hạng.
Là mỡ bò chịu cực áp và chịu nhiệt gốc nhôm phức hợp hảo hạng, được pha chế từ dầu gốc khoáng, xà phòng Nhôm phức hợp và phụ gia chịu cực áp mang lại hiệu năng hoàn hảo cho mọi ứng dụng trong ô tô, công nghiệp và trong các ứng dụng nặng. Mỡ mang lại hiệu năng tốt, hoạt động ở khoảng nhiệt rộng và có chứa các loại phụ gia kiểm soát độ oxi hóa và kháng nước xuất sắc, chống gỉ, chống ăn mòn phù hợp các ứng dụng nhiệt độ cao và tải trọng nặng cho ngành ô tô và công nghiệp.
Lời kết:
Hi vọng qua những chia sẻ của Kinglube sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp kiểm tra khả năng chịu tải và chống mài mòn của mỡ bôi trơn bằng phương pháp 4 bi, để có thể chọn được sản phẩm mỡ bò phù hợp cho mức tải trọng của ứng dụng.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng hoặc tìm hiểu các sản phẩm dầu mỡ nhờn bôi trơn, mời liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất:
CÔNG TY CP DẦU NHỚT VÀ HÓA CHẤT MIỀN NAM (MIENNAMPETRO):
Hotline/Zalo/Viber: 0938.809.226
Điện thoại: (028) 2253 1533 – Fax: (028) 3752 6823
Email: info@miennampetro.com.vn
Website: www.miennampetro.com.vn
Facebook: www.facebook.com/miennampetro